Tình huống đá phạt gián tiếp chắc hẳn đã rất quen thuộc đối với những ai quan tâm và thường xuyên theo dõi bộ môn thể thao vua. Nó xảy ra sau một pha phạm lỗi của đối phương, là một hình thức xử phạt nhằm đảm bảo sự công bằng cho 2 đội. Quả đá phạt này được quy định cụ thể trong luật bóng đá, áp dụng trong mọi trận đấu từ nghiệp dư cho đến chuyên nghiệp. Cùng 1XBET tìm hiểu ngay bên dưới
Đá phạt gián tiếp là gì?
Trong quá trình trận đấu diễn ra, trọng tài sẽ thổi còi tạm dừng khi cầu thủ nảy sinh các lỗi vi phạm. Nếu đáp ứng đủ điều kiện, quả đá phạt gián tiếp được đưa ra như một cách để tái khởi động trận đấu. Quyền thực hiện được trao cho đội không sai phạm, người đá không nhất thiết phải là cầu thủ bị phạm lỗi.
Đối với tình huống đá phạt này, quả bóng sẽ đặt tại vị trí phát sinh lỗi hoặc nơi cầu thủ có bóng tại thời điểm trận đấu bị gián đoạn. Toàn bộ cầu thủ đối phương buộc phải lùi tối thiểu 9.15m tính từ vị trí bóng. Khi thực hiện, bàn thắng chỉ được ghi nhận nếu đã bóng qua chân một cầu thủ khác trước khi đi vào khung thành.
Điều luật bóng đá liên quan đến quả đá phạt gián tiếp
Trong quá trình trận đấu diễn ra, trọng tài sẽ là người thực trực tiếp quyết định việc áp hình thức đá phạt và đội được hưởng. Theo 1XBET tìm hiểu, quá trình tổ chức một quả sút phạt gián tiếp sẽ tuân thủ theo những quy tắc cơ bản như sau:
Ký hiệu từ phía trọng tài
Khi xác nhận tình huống dẫn đến một quả đá phạt, trọng tài thổi một hồi còi dài để cho phép trận đấu tạm dừng. Đồng thời, họ giữ tay chỉ thẳng tự do lên trên và giữ nguyên tư thế đến khi kết thúc tình huống. Một quả đá phạt hoàn tất và trận đấu tiếp tục khi bóng rời khỏi đường biên hoặc chạm vào cầu thủ khác.
Vị trí đá phạt gián tiếp
Khi thực hiện đá phạt, bóng sẽ được đặt tại vị trí xảy ra pha phạm lỗi hoặc nơi có bóng ngay tại thời điểm trận đấu bị tạm dừng. Khoảng cách tối thiểu là các cầu thủ đội bị phạt phải lùi xa là 9.15 so với vị trí quả sút được thực hiện.
Trường vị trí đá phạt được ấn định ở bên trong vòng cấm, đội bị phạt có thể thiết lập một hàng rào bảo vệ bằng chính các cầu thủ. Điều này nhằm hạn chế góc sút của đối phương, bảo vệ khung thành một cách hiệu quả hơn.
Vi phạm và xử phạt
Trong quá trình đá phạt gián tiếp, cầu thủ đối phương đến gần bóng hơn so với khoảng cách quy định. Mọi diễn biến sau đó không được công nhận, tình huống sẽ bị buộc phải thực hiện lại.
Sau khi bóng vào cuộc, cầu thủ thực hiện quả sút chạm bóng 2 khi chưa qua chân bất kỳ người nào khác trên sân. Đối phương lúc này nhận được quả phạt gián tiếp, nếu cố tình dùng tay chơi bóng thì phải chịu quả đá phạt trực tiếp.
Bóng đi thẳng vào khung thành
Cú sút từ pha đá phạt này nếu đi thẳng vào lưới sẽ không được công nhận là một bàn thắng. Cách xử lý khi bóng đi vào khung thành nhưng chưa chạm vào cầu thủ nào khác sẽ như sau:
- Bóng vào lưới đội bị phạt: bàn thắng không được công nhận, thủ môn đội bạn thực hiện quả phát bóng và trận đấu tiếp tục như bình thường.
- Cầu thủ thực hiện đá phản lưới nhà: đội đối phương sẽ được trao cơ hội thực hiện một quả phạt góc và trận đấu tiếp tục.
Các lỗi có thể dẫn đến quả đá phạt gián tiếp trên sân
Theo quy định, trọng tài sẽ cho pháp trận đấu tạm dừng và đưa ra một quả sút phạt gián tiếp nếu các cầu thủ trên sân mắc những lỗi sau:
Xem thêm: Các luật cần nắm trong bóng đá tại ” Tin tức 1xbet ”
Lỗi vi phạm từ cầu thủ
Đội đối phương được quyền thực hiện quả đá phạt trong trường hợp cầu thủ mắc phải một số lỗi dưới đây:
- Phạm lỗi việt vị
- Cố tình truy cản cầu thủ đội tấn công khi họ đang ở trong trạng thái không có bóng.
- Các hành vi có tính chất nguy hiểm đối với cầu thủ đối phương tuy nhiên lại không đủ để phạt thẻ.
- Hành vi cố tình sút hoặc các hành động ngăn cản khác trong quá trình thủ môn đang thực hiện thả bóng.
- Cầu thủ thực hiện các lời nói, cử chỉ mang hàm ý xúc phạm người khác trong quá trình thi đấu
- Các hành động nhằm gây khó khăn hoặc khiến tình huống ném biên bị cản trở.
Lỗi vi phạm từ thủ môn
Trọng tài cũng sẽ áp dụng quả đá phạt gián tiếp nếu thủ môn thực hiện một trong các hành vi sai phạm dưới đây.
- Cố tình câu giờ, trì hoãn trận đấu bằng cách giữ bóng quá thời gian quy định (nhiều hơn 6 giây).
- Đã chạm nhưng bắt bóng một cách thiếu dứt khoát, cố tình để cầu thủ đối phương rơi vào tình huống phạm lỗi.
- Chạm bóng bằng tay 2 lần.
- Chạm bóng bằng tay khi được chuyền về từ một đường chuyền hoặc quả ném biên do đồng đội thực hiện.
Tổng kết
Và đó là toàn bộ những quy định liên quan đến tình huống đá phạt gián tiếp theo luật bóng đá hiện hành. Hy vọng những thông tin trên từ 1XBET sẽ giúp bạn hiểu hơn về tình huống này, thuận tiện trong quá trình thi đấu cũng như theo dõi các trận cầu.